Ý kiến thăm dò

Tình hình kinh tế - xã hội

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
75169

Hội thảo khoa học “Xây dựng bảng mục từ biên soạn Bách khoa thư du lịch Ngọc Lặc”

Ngày 31/10/2023 07:31:25

Sáng ngày 24/10, tại Trung tâm Hội nghị huyện, UBND huyện Ngọc Lặc phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Phát triển vùng thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội thảo khoa học “Xây dựng bảng mục từ biên soạn Bách khoa thư du lịch Ngọc Lặc”.

. Dự Hội thảo có TS. Nguyễn Văn Phát, Chủ tịch Liên hiệp hội; PGS Mai Thị Hồng Hải, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển vùng thuộc Liên hiệp các Hội KH&KT Thanh Hóa; đại diện Viện Bách khoa thư Việt Nam, nhóm chuyên gia Đại học Quốc gia Hà Nội; các đồng chí thành viên Ban Quản lý dự án Biên soạn công trình Bách khoa thư du lịch Ngọc Lặc; đại diện lãnh đạo các phòng chuyên môn UBND huyện; lãnh đạo UBND và cán bộ công chức phụ trách văn hóa các xã, thị trấn.

Trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa nói chung, Ngọc Lặc nói riêng, lĩnh vực du lịch đã có sự phát triển mạnh mẽ, chính vì vậy, việc biên soạn cuốn Bách khoa thư Du lịch Ngọc Lặc nhằm cung cấp một bức tranh toàn cảnh về đặc trưng văn hóa, con người Ngọc Lặc là rất cần thiết. Tại Hội thảo, các báo cáo viên trình bày báo cáo kết quả điều tra, khảo sát xây dựng Bảng mục từ biên soạn Bách khoa thư du lịch Ngọc Lặc; tham luận số hóa và trình bày Bách khoa thư du lịch Ngọc Lặc trên nền tảng số; trình chiếu, mô phỏng bản đề mô về sản phẩm số hóa mục từ Bách khoa thư du lịch Ngọc Lặc; mục di sản văn hóa trong Bách khoa thư du lịch Ngọc Lặc; chuyển đổi vốn văn hóa “lòng hiếu khách” thành vốn kinh tế trong hoạt động du lịch; tiềm năng phát triển du lịch tại huyện Ngọc Lặc; tiềm năng phát triển du lịch tại xã Thúy Sơn, Thạch Lập, Lộc Thịnh; thị trấn Ngọc Lặc và giới thiệu một số điểm tham quan tham quan tại huyện Ngọc Lặc, nhất là mô hình du lịch cộng đồng làng Lập Thắng gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống nhà sàn; một số điểm gắn với danh thắng địa phương như: Danh thắng Bàn Bù, Hồ Cống Khê, Đồi Hích và các hang động tại Thạch Lập; các sản phẩm du lịch gắn với Di sản phi vật thể như Pồn Pông, Xường giao duyên, Hát Sắc bùa; điểm du lịch gắn với các di tích lịch sử địa phương như: Đền thờ Trung túc vương Lê Lai, Chùa nán, Đền Lai - Đến thờ Lê Thái tổ Hoàng đế, Đền Mỹ Lâm, Chúa Trầm, Đền Cọn, khu di tích Bắc Sơn,… Hội thảo còn được nghe các ý kiến thảo luận, chia sẻ của các đại biểu cán bộ phụ trách văn hóa xã, thị trấn của huyện về điểm khác biệt trong lịch sử, văn hóa, kinh tế - xã hội của từng địa phương; từ đó gợi mở nhiều ý tưởng cho Ban biên soạn trong công tác nghiên cứu, biên soạn Bách khoa thư.

Tại hội thảo, các đại khẳng định cuốn Bách khoa thư Du lịch Ngọc Lặc sẽ giúp quảng bá, giới thiệu hình ảnh du lịch địa phương một cách nhanh chóng, dễ tiếp cận đến người dân trong nước và khách quốc tế; góp phần giáo dục văn hóa truyền thống con người Ngọc Lặc. Kết quả của Dự án sẽ trở thành nguồn lực quan trọng phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền huyện trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội địa phương những năm tới. Vì vậy Ban biên soạn cần khẩn trương xây dựng đề cương chi tiết cho việc thu thập, sưu tầm tư liệu; tập trung nghiên cứu, khảo sát thực địa để lựa chọn những nội dung chính xác nhất, có cơ sở, căn cứ khoa học…; chọn lọc những sự vật, sự kiện, nội dung đặc sắc gắn liền với các địa danh của Ngọc Lặc có tính mới, tính cập nhật để đưa vào Bách khoa thư đảm bảo tính bao quát, toàn diện, hệ thống, chính xác. Cán bộ chuyên viên Phòng Văn hóa - Thông tin, lãnh đạo UBND và cán bộ công chức văn hóa xã có trách nhiệm phối hợp với đơn vị biên soạn trong việc cung cấp thông tin, đầu mối, hỗ trợ công tác khảo sát thực địa để Dự án được triển khai hoàn thành đúng kế hoạch.

  

Hội thảo khoa học “Xây dựng bảng mục từ biên soạn Bách khoa thư du lịch Ngọc Lặc”

Đăng lúc: 31/10/2023 07:31:25 (GMT+7)

Sáng ngày 24/10, tại Trung tâm Hội nghị huyện, UBND huyện Ngọc Lặc phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Phát triển vùng thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội thảo khoa học “Xây dựng bảng mục từ biên soạn Bách khoa thư du lịch Ngọc Lặc”.

. Dự Hội thảo có TS. Nguyễn Văn Phát, Chủ tịch Liên hiệp hội; PGS Mai Thị Hồng Hải, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển vùng thuộc Liên hiệp các Hội KH&KT Thanh Hóa; đại diện Viện Bách khoa thư Việt Nam, nhóm chuyên gia Đại học Quốc gia Hà Nội; các đồng chí thành viên Ban Quản lý dự án Biên soạn công trình Bách khoa thư du lịch Ngọc Lặc; đại diện lãnh đạo các phòng chuyên môn UBND huyện; lãnh đạo UBND và cán bộ công chức phụ trách văn hóa các xã, thị trấn.

Trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa nói chung, Ngọc Lặc nói riêng, lĩnh vực du lịch đã có sự phát triển mạnh mẽ, chính vì vậy, việc biên soạn cuốn Bách khoa thư Du lịch Ngọc Lặc nhằm cung cấp một bức tranh toàn cảnh về đặc trưng văn hóa, con người Ngọc Lặc là rất cần thiết. Tại Hội thảo, các báo cáo viên trình bày báo cáo kết quả điều tra, khảo sát xây dựng Bảng mục từ biên soạn Bách khoa thư du lịch Ngọc Lặc; tham luận số hóa và trình bày Bách khoa thư du lịch Ngọc Lặc trên nền tảng số; trình chiếu, mô phỏng bản đề mô về sản phẩm số hóa mục từ Bách khoa thư du lịch Ngọc Lặc; mục di sản văn hóa trong Bách khoa thư du lịch Ngọc Lặc; chuyển đổi vốn văn hóa “lòng hiếu khách” thành vốn kinh tế trong hoạt động du lịch; tiềm năng phát triển du lịch tại huyện Ngọc Lặc; tiềm năng phát triển du lịch tại xã Thúy Sơn, Thạch Lập, Lộc Thịnh; thị trấn Ngọc Lặc và giới thiệu một số điểm tham quan tham quan tại huyện Ngọc Lặc, nhất là mô hình du lịch cộng đồng làng Lập Thắng gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống nhà sàn; một số điểm gắn với danh thắng địa phương như: Danh thắng Bàn Bù, Hồ Cống Khê, Đồi Hích và các hang động tại Thạch Lập; các sản phẩm du lịch gắn với Di sản phi vật thể như Pồn Pông, Xường giao duyên, Hát Sắc bùa; điểm du lịch gắn với các di tích lịch sử địa phương như: Đền thờ Trung túc vương Lê Lai, Chùa nán, Đền Lai - Đến thờ Lê Thái tổ Hoàng đế, Đền Mỹ Lâm, Chúa Trầm, Đền Cọn, khu di tích Bắc Sơn,… Hội thảo còn được nghe các ý kiến thảo luận, chia sẻ của các đại biểu cán bộ phụ trách văn hóa xã, thị trấn của huyện về điểm khác biệt trong lịch sử, văn hóa, kinh tế - xã hội của từng địa phương; từ đó gợi mở nhiều ý tưởng cho Ban biên soạn trong công tác nghiên cứu, biên soạn Bách khoa thư.

Tại hội thảo, các đại khẳng định cuốn Bách khoa thư Du lịch Ngọc Lặc sẽ giúp quảng bá, giới thiệu hình ảnh du lịch địa phương một cách nhanh chóng, dễ tiếp cận đến người dân trong nước và khách quốc tế; góp phần giáo dục văn hóa truyền thống con người Ngọc Lặc. Kết quả của Dự án sẽ trở thành nguồn lực quan trọng phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền huyện trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội địa phương những năm tới. Vì vậy Ban biên soạn cần khẩn trương xây dựng đề cương chi tiết cho việc thu thập, sưu tầm tư liệu; tập trung nghiên cứu, khảo sát thực địa để lựa chọn những nội dung chính xác nhất, có cơ sở, căn cứ khoa học…; chọn lọc những sự vật, sự kiện, nội dung đặc sắc gắn liền với các địa danh của Ngọc Lặc có tính mới, tính cập nhật để đưa vào Bách khoa thư đảm bảo tính bao quát, toàn diện, hệ thống, chính xác. Cán bộ chuyên viên Phòng Văn hóa - Thông tin, lãnh đạo UBND và cán bộ công chức văn hóa xã có trách nhiệm phối hợp với đơn vị biên soạn trong việc cung cấp thông tin, đầu mối, hỗ trợ công tác khảo sát thực địa để Dự án được triển khai hoàn thành đúng kế hoạch.

  

công khai TTHC