Ý kiến thăm dò

Tình hình kinh tế - xã hội

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
75169

Xã Ngọc Liên Đang vào vụ sản xuất miến dong

Ngày 06/12/2023 08:13:44

Hàng năm cứ vào độ tháng 10 Âm lịch, người dân xã Ngọc Liên, huyện Ngọc Lặc lại tất bật vào vụ làm Miến Dong. Nghề làm miến ở đây đã có từ lâu đời. Miến dong Ngọc Liên cũng trở thành thương hiệu quen thuộc đối với khách hàng trong tỉnh, và nhiều tỉnh, thành phố trên địa bàn cả nước như, Hà Nội, Hưng Yên, Bình Dương... nhờ chất lượng tốt.

 

https://ngoclac.thanhhoa.gov.vn/portal/Photos/2023-12-05/c1444f282ca088edMi%E1%BA%BFn%20dong%20ng%E1%BB%8Dc%20li%C3%AAn.JPG

Đến với xã Ngọc Liên những ngày này, đâu đâu cũng thấy miến, miến được phơi trên khắp các vườn nhà, mái nhà, trong sân, ngoài ngõ ở mỗi gia đình. Hộ gia đình nào cũng tất bật, nhộn nhịp làm miến để phơi tranh thủ lúc trời nắng. Người dân Ngọc Liên làm miến quanh năm nhưng tập trung nhất vào khoảng 3 tháng cuối năm. Ngày thường xã có trên 50 hộ gia đình duy trì làm miến liên tục, có 20 hộ duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh thường xuyên, quy mô lớn. Để chủ động nguồn nguyên liệu sản xuất, người dân trong xã đã mở rộng diện tích trồng dong riềng đỏ. Dịp cuối tháng 10 đầu tháng 11 âm lịch hằng năm, cây dong riềng thu hoạch cũng là thời điểm người dân trong xã bắt tay vào vụ sản xuất miến. Người dân trong xã luôn tất bật không ngơi tay đảo bột, cán sợi, phơi nắng để cho ra những mẻ miến dong chất lượng.

Chúng tôi đến thăm Cơ sở Sản xuất Miến Dong Toản Phương, thôn 4. Đây được xem là một trong những hộ sản xuất Miến Dong hiệu quả nhất xã. Anh Lê Bá Toản, cho biết: Gia đình đã có hơn 15 năm gắn bó với nghề làm miến dong truyền thống. Trước đây, anh chưa cải tiến công nghệ sản xuất Miến Dong, năng suất thấp, lợi nhuận không đáng là bao. Từ khi gia đình anh đầu tư hơn 100 triệu đồng mua máy đảo rửa, nghiền bột và cán sợi để tăng công suất làm Miến bảo đảm cung ứng đủ cho những đơn hàng được đặt trước. Theo ước tính, mùa làm miến năm nay, gia đình anh cung cấp cho thị trường khoảng 5 tấn sản phẩm, thu nhập khoảng 500 triệu đồng. Được biết, vào chính vụ làm miến, gia đình anh Toản phải thuê 10 lao động làm thời vụ với thu nhập từ 200 nghìn đồng/ngày công để sản xuất, vận chuyển miến đến các cơ sở tiêu thụ. Nhờ việc đầu tư sản xuất và kinh nghiệm sản xuất truyền thống nên sản phẩm miến dong của cơ sở Toản Phương được các thương lái lựa chọn. Hiện nay, cơ sở sản xuất gia đình anh Toản đang mở rộng sản xuất thêm sản phẩm bánh canh dong.

Anh Toản cho biết thêm: “Gia đình chúng tôi chuyển đổi từ sản xuất truyền thống sang chế biên tinh bột sắn dây đã đạt OCOP 3 sao và tới đây là sản phẩm miến canh nhúng lẩu. Khi được công nhận sản phẩm OCOP thì đầu ra chúng tôi không phải lo như trước, làm ra đến đâu tiêu thụ đến đấy, giá trị sản phẩm tăng từ 80.000đ lên 100.000-120.000đ/kg miến dong”.

https://ngoclac.thanhhoa.gov.vn/portal/Photos/2023-12-05/d23dfa053a2d6fadmi%E1%BA%BFn%20dong%201.jpg

Để cung ứng một lượng lớn sản phẩm Miến Dong cho thị trường dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, thời điểm này, người dân các thôn trên địa bàn xã Ngọc Liên đang chạy đua với thời gian để hoàn thành những đơn hàng cuối cùng của năm. Tất cả các khoảng đất trống trước sân, vườn, người dân thiết kế giàn cao để làm nơi phơi miến. Mỗi hộ đều có những bí quyết riêng để làm nên sợi miến mềm dẻo, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhờ đó, sản phẩm miến dong của bà con nơi đây gây dựng được niềm tin với người tiêu dùng và trở thành đặc sản của địa phương. Theo một số cơ sở sản xuất miến lâu đời tại thôn 4, sản xuất miến dong phải tuân thủ các quy tắc, như: không dùng hóa chất tẩy trắng, không pha phẩm màu, không chất bảo quản, phơi miến tự nhiên dưới trời nắng dịu để sợi khô dần. Khi ăn, sợi miến không cứng, có độ giòn tự nhiên, thơm mùi dong riềng.

Ông Đào Đức Sáu, Trưởng thôn 4, xã Ngọc Liên chia sẻ: “Toàn thôn có 108 hộ thì có 70-80 sản xuất miến dong, để sản phẩm đạt chất lượng thì phần lớn nhân dân đã chủ động được nguồn nguyên liệu ngay tại địa phương giữ thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh. Đến nay, toàn thôn đã có 30 hộ đạt thu nhập 500 triệu đồng/năm”.

Ông Phạm Phú Xuân, Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Liên, cho biết:“Hiện tại xã Ngọc Liên đã có 2 sản phẩm OCOP là sắn dây và miến dong. Hiện nay, xã Ngọc Liên đang tiếp tục xây dựng thêm 01 sản phẩm OCOP nữa đó là miến dong canh tới đây đưa vào thị trường. Sản phẩm sau khi được công nhận OCOP thì giá thành sản phẩm đã cao hơn, tiêu thị sản phẩm dễ hơn, nâng cao thu nhập nên bà con Nhân dân rất phấn khởi”.

Để hỗ trợ người dân ổn định thị trường tiêu thụ cho sản phẩm Miến Dong, UBND xã đã thành lập Tổ hợp tác sản xuất Miến Dong Ngọc Liên. Bên cạnh đó, UBND xã còn phối hợp với các phòng, ban chuyên môn của huyện Ngọc Lặc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm miến dong của địa phương. Sau khi được công nhận sản phẩm Miến Dong truyền thống được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Đến nay, xã đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ để sản phẩm bánh canh dong của cơ sở sản xuất Toản Phương trình tỉnh công nhận sản phẩm OCOP trong thời gian tới.

  

Xã Ngọc Liên Đang vào vụ sản xuất miến dong

Đăng lúc: 06/12/2023 08:13:44 (GMT+7)

Hàng năm cứ vào độ tháng 10 Âm lịch, người dân xã Ngọc Liên, huyện Ngọc Lặc lại tất bật vào vụ làm Miến Dong. Nghề làm miến ở đây đã có từ lâu đời. Miến dong Ngọc Liên cũng trở thành thương hiệu quen thuộc đối với khách hàng trong tỉnh, và nhiều tỉnh, thành phố trên địa bàn cả nước như, Hà Nội, Hưng Yên, Bình Dương... nhờ chất lượng tốt.

 

https://ngoclac.thanhhoa.gov.vn/portal/Photos/2023-12-05/c1444f282ca088edMi%E1%BA%BFn%20dong%20ng%E1%BB%8Dc%20li%C3%AAn.JPG

Đến với xã Ngọc Liên những ngày này, đâu đâu cũng thấy miến, miến được phơi trên khắp các vườn nhà, mái nhà, trong sân, ngoài ngõ ở mỗi gia đình. Hộ gia đình nào cũng tất bật, nhộn nhịp làm miến để phơi tranh thủ lúc trời nắng. Người dân Ngọc Liên làm miến quanh năm nhưng tập trung nhất vào khoảng 3 tháng cuối năm. Ngày thường xã có trên 50 hộ gia đình duy trì làm miến liên tục, có 20 hộ duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh thường xuyên, quy mô lớn. Để chủ động nguồn nguyên liệu sản xuất, người dân trong xã đã mở rộng diện tích trồng dong riềng đỏ. Dịp cuối tháng 10 đầu tháng 11 âm lịch hằng năm, cây dong riềng thu hoạch cũng là thời điểm người dân trong xã bắt tay vào vụ sản xuất miến. Người dân trong xã luôn tất bật không ngơi tay đảo bột, cán sợi, phơi nắng để cho ra những mẻ miến dong chất lượng.

Chúng tôi đến thăm Cơ sở Sản xuất Miến Dong Toản Phương, thôn 4. Đây được xem là một trong những hộ sản xuất Miến Dong hiệu quả nhất xã. Anh Lê Bá Toản, cho biết: Gia đình đã có hơn 15 năm gắn bó với nghề làm miến dong truyền thống. Trước đây, anh chưa cải tiến công nghệ sản xuất Miến Dong, năng suất thấp, lợi nhuận không đáng là bao. Từ khi gia đình anh đầu tư hơn 100 triệu đồng mua máy đảo rửa, nghiền bột và cán sợi để tăng công suất làm Miến bảo đảm cung ứng đủ cho những đơn hàng được đặt trước. Theo ước tính, mùa làm miến năm nay, gia đình anh cung cấp cho thị trường khoảng 5 tấn sản phẩm, thu nhập khoảng 500 triệu đồng. Được biết, vào chính vụ làm miến, gia đình anh Toản phải thuê 10 lao động làm thời vụ với thu nhập từ 200 nghìn đồng/ngày công để sản xuất, vận chuyển miến đến các cơ sở tiêu thụ. Nhờ việc đầu tư sản xuất và kinh nghiệm sản xuất truyền thống nên sản phẩm miến dong của cơ sở Toản Phương được các thương lái lựa chọn. Hiện nay, cơ sở sản xuất gia đình anh Toản đang mở rộng sản xuất thêm sản phẩm bánh canh dong.

Anh Toản cho biết thêm: “Gia đình chúng tôi chuyển đổi từ sản xuất truyền thống sang chế biên tinh bột sắn dây đã đạt OCOP 3 sao và tới đây là sản phẩm miến canh nhúng lẩu. Khi được công nhận sản phẩm OCOP thì đầu ra chúng tôi không phải lo như trước, làm ra đến đâu tiêu thụ đến đấy, giá trị sản phẩm tăng từ 80.000đ lên 100.000-120.000đ/kg miến dong”.

https://ngoclac.thanhhoa.gov.vn/portal/Photos/2023-12-05/d23dfa053a2d6fadmi%E1%BA%BFn%20dong%201.jpg

Để cung ứng một lượng lớn sản phẩm Miến Dong cho thị trường dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, thời điểm này, người dân các thôn trên địa bàn xã Ngọc Liên đang chạy đua với thời gian để hoàn thành những đơn hàng cuối cùng của năm. Tất cả các khoảng đất trống trước sân, vườn, người dân thiết kế giàn cao để làm nơi phơi miến. Mỗi hộ đều có những bí quyết riêng để làm nên sợi miến mềm dẻo, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhờ đó, sản phẩm miến dong của bà con nơi đây gây dựng được niềm tin với người tiêu dùng và trở thành đặc sản của địa phương. Theo một số cơ sở sản xuất miến lâu đời tại thôn 4, sản xuất miến dong phải tuân thủ các quy tắc, như: không dùng hóa chất tẩy trắng, không pha phẩm màu, không chất bảo quản, phơi miến tự nhiên dưới trời nắng dịu để sợi khô dần. Khi ăn, sợi miến không cứng, có độ giòn tự nhiên, thơm mùi dong riềng.

Ông Đào Đức Sáu, Trưởng thôn 4, xã Ngọc Liên chia sẻ: “Toàn thôn có 108 hộ thì có 70-80 sản xuất miến dong, để sản phẩm đạt chất lượng thì phần lớn nhân dân đã chủ động được nguồn nguyên liệu ngay tại địa phương giữ thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh. Đến nay, toàn thôn đã có 30 hộ đạt thu nhập 500 triệu đồng/năm”.

Ông Phạm Phú Xuân, Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Liên, cho biết:“Hiện tại xã Ngọc Liên đã có 2 sản phẩm OCOP là sắn dây và miến dong. Hiện nay, xã Ngọc Liên đang tiếp tục xây dựng thêm 01 sản phẩm OCOP nữa đó là miến dong canh tới đây đưa vào thị trường. Sản phẩm sau khi được công nhận OCOP thì giá thành sản phẩm đã cao hơn, tiêu thị sản phẩm dễ hơn, nâng cao thu nhập nên bà con Nhân dân rất phấn khởi”.

Để hỗ trợ người dân ổn định thị trường tiêu thụ cho sản phẩm Miến Dong, UBND xã đã thành lập Tổ hợp tác sản xuất Miến Dong Ngọc Liên. Bên cạnh đó, UBND xã còn phối hợp với các phòng, ban chuyên môn của huyện Ngọc Lặc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm miến dong của địa phương. Sau khi được công nhận sản phẩm Miến Dong truyền thống được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Đến nay, xã đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ để sản phẩm bánh canh dong của cơ sở sản xuất Toản Phương trình tỉnh công nhận sản phẩm OCOP trong thời gian tới.

  

công khai TTHC