Ý kiến thăm dò

Tình hình kinh tế - xã hội

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
75169

V/v tăng cường chỉ đạo sản xuất, gieo trông các loại cây trồng vụ đông 2023- 2024.

Ngày 18/10/2023 08:14:00

Kính gửi: Các Ông, bà chỉ đạo các thôn; Các Ông, bà Trưởng thôn

 

Căn cứ Phương án số 07/PA-UBND, ngày 25/9/2023 của UBND xã Về việc triển khai Phương án sản xuất vụ Đông 2023- 2024.

Qua kiểm tra thực tế của Ban nông nghiệp, Cán bộ KNKL trên các cánh đồng hiện nay Lúa cơ bản đã thu hoạch đạt 99 % chỉ còn một số ít lúa nếp địa phương, Nhưng tiến độ tổ chức thực hiện trồng các loại cây màu vụ đông còn chậm, Để tăng cường   tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ trồng cây vụ đông, Chủ tịch UBND xã yêu cầu các Ông bà chỉ đạo các thôn, các Ông, bà Trưởng thôn tập trung chỉ đạo, vận động nhân dân thực hiện một số nội dung sau:

1.  Đối với cây lúa vụ Mùa 2023

Đối với những diện tích lúa gieo cấy muộn (giống nếp địa phương) thì cần lưu ý phòng trừ các đối tượng gây hại như sâu đục thân, bệnh đạo ôn, bệnh đen lép hạt, bọ xít,...Tiêu kiệt nước mặt ruộng trên diện tích lúa trỗ muộn, động viên nhân dân bó lúa, giăng dây thành băng trên ruộng để chống đổ ngã (bó lúa, gia cố giàn, dựng lại cây trồng khi bị đỗ ngã). Tu sửa, nạo vét, khơi thông hệ thống mương tiêu để sẵn sàng tiêu úng khi mưa lớn gây ngập úng.

2.  Đối với sản xuất vụ Đông năm 2023-2024

Trên diện tích vụ đông đã trồng: Chỉ đạo khơi thông, tạo dòng tiêu nội ruộng, nội đồng, vun gốc chống ngập úng, đổ ngã; sau mưa lớn khẩn trương chăm sóc, xới xáo phá váng, tạo sự thông thoáng cho bộ rễ, thực hiện các biện pháp kỹ thuật theo quy trình hướng dẫn để cây trồng phục hồi và sinh trưởng tốt.

Trên diện tích đất đã thu hoạch cây trồng vụ Thu mùa nhưng chưa xuống giống cây vụ Đông: tiêu kiệt nước mặt ruộng, vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện, giống, phân bón khi thời tiết thuận lợi nhanh chóng giải phóng đất để sản xuất vụ Đông đảm bảo thời gian khung thời vụ.

Sau áp thấp nhiệt đới mưa tạnh, thời tiết thuận lợi các thôn tiếp tục rà soát lại diện tích, triển khai phương án và tổ chức sản xuất vụ Đông phù hợp với tình hình thực tế, điều kiện sản xuất của từng thôn với phương châm tăng tối đa diện tích cây trồng chính như rau màu vụ sớm; Mở rộng diện tích sản xuất các loại rau, màu hiệu quả kinh tế cao gắn với liên kết bao tiêu sản phẩm thông qua hợp đồng, nhất là đối tượng phục vụ chế biến...; tăng cường tìm kiếm, liên hệ với các doanh nghiệp trong và ngoài huyện, các HTX để xúc tiến, mời gọi ký kết các hợp đồng liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cây trồng vụ Đông cho nông dân.


Thực hiện tốt phòng trừ sâu bệnh bảo vệ cây trồng kịp thời, hiệu quả (đặc biệt lưu ý các loại sâu, bệnh thường phát sinh gây hại sau mưa lớn, độ ẩm cao như huyết dụ trên ngô; bệnh lở cổ rể, héo rũ, đốm mắt cua trên cây ớt; bệnh héo rũ vi khuẩn trên cây chua, bệnh thối nhũn trên rau hành chăm ...).

3.  Đối với cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm

-    Đối với mía nguyên liệu: hướng dẫn nông dân khẩn trương dựng, đắp gốc, bóc tỉa lá kết hợp phòng trừ rệp và các loại sâu bệnh hại mía. Hướng dẫn nông dân bón bổ sung phân đạm, lân, kali với liều lượng thích hợp để mía sinh trưởng, phát triển tốt, đảm bảo năng suất sản lượng mía nguyên liệu.

-    Tập trung thu hoạch nhanh, gọn đối với loại quả đã đủ tuổi thu hoạch; chỉ đạo người dân tiến hành cắt, tỉa tán, dọn vệ sinh, chằng, chống đảm bảo vững chắc, thông thoáng cho vườn cây công nghiệp, cây ăn quả để đề phòng bão lớn, lũ, ngập úng. Sau mưa, lũ, ngập úng, khẩn trương đào mương ở các mặt luống để thoát nước; xới xáo, phá váng để rễ cây được thông thoáng và triển khai các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, bón phân để phục hồi vườn cây.

-   Đồng thời, chủ động nguồn giống, vật tư để tiến hành trồng dặm hoặc trồng tái canh các diện tích cây chết.

Chủ tịch UBND giao:

*     Các Ông, bà chỉ đạo các thôn: theo phân công chỉ đạo toàn diện cần tăng cường xuống các thôn, cùng với Trưởng thôn chỉ đạo thực hiện tốt việc khắc phục thiệt hại do ảnh hưởng của mưa lớn gây ra và vận động, động viên nhân dân tập trung sản xuất trồng các loại cây trồng vụ đông trong khung thiời vụ đạt kế hoạch đề ra.

*    Giao cán bộ chuyên môn địa chính nông nghiệp, Khuyên nông viên tăng cường bán sát các thôn hướng dẫn bà con khắc phục sản xuất sau mưa lũ. hưỡng dẫn kỹ thuật trong chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho các loại cây trồng.

*    Các Ông, bà Trưởng thôn bám sát đồng ruộng chỉ đạo nhân dân khắc phục thiệt hại do ảnh hưởng của mưa lớn gây ra và vận động nhân dân tích cực sản xuất, gieo trồng các loại cây trồng vụ đông.

Yêu cầu các Ông chỉ đạo các thôn, Trưởng thôn thực hiện nghiêm túc nội dung trên. Báo cáo tình hình, tiến độ gieo trồng cây vụ đông về UBND qua đông chí Vượng công chức địa chính, đồng chí Giáp khuyến nông viên để tổng hợp báo cáo UBND UBND huyện.

 

 

Nơi nhận:

-   Như trên;

-   Thường trực: Đảng ủy, HĐND (b/c);

-   Chủ tịch, các PCT UBND (b/c);

-   Cán bộ CĐ toàn diện các thôn (t/h);

-   Ban VH, đưa tin;

-   Trang TT điện tử xã;

-   Lưu VT; ĐC.

KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

 

Phạm Phú Xuân

  

V/v tăng cường chỉ đạo sản xuất, gieo trông các loại cây trồng vụ đông 2023- 2024.

Đăng lúc: 18/10/2023 08:14:00 (GMT+7)

Kính gửi: Các Ông, bà chỉ đạo các thôn; Các Ông, bà Trưởng thôn

 

Căn cứ Phương án số 07/PA-UBND, ngày 25/9/2023 của UBND xã Về việc triển khai Phương án sản xuất vụ Đông 2023- 2024.

Qua kiểm tra thực tế của Ban nông nghiệp, Cán bộ KNKL trên các cánh đồng hiện nay Lúa cơ bản đã thu hoạch đạt 99 % chỉ còn một số ít lúa nếp địa phương, Nhưng tiến độ tổ chức thực hiện trồng các loại cây màu vụ đông còn chậm, Để tăng cường   tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ trồng cây vụ đông, Chủ tịch UBND xã yêu cầu các Ông bà chỉ đạo các thôn, các Ông, bà Trưởng thôn tập trung chỉ đạo, vận động nhân dân thực hiện một số nội dung sau:

1.  Đối với cây lúa vụ Mùa 2023

Đối với những diện tích lúa gieo cấy muộn (giống nếp địa phương) thì cần lưu ý phòng trừ các đối tượng gây hại như sâu đục thân, bệnh đạo ôn, bệnh đen lép hạt, bọ xít,...Tiêu kiệt nước mặt ruộng trên diện tích lúa trỗ muộn, động viên nhân dân bó lúa, giăng dây thành băng trên ruộng để chống đổ ngã (bó lúa, gia cố giàn, dựng lại cây trồng khi bị đỗ ngã). Tu sửa, nạo vét, khơi thông hệ thống mương tiêu để sẵn sàng tiêu úng khi mưa lớn gây ngập úng.

2.  Đối với sản xuất vụ Đông năm 2023-2024

Trên diện tích vụ đông đã trồng: Chỉ đạo khơi thông, tạo dòng tiêu nội ruộng, nội đồng, vun gốc chống ngập úng, đổ ngã; sau mưa lớn khẩn trương chăm sóc, xới xáo phá váng, tạo sự thông thoáng cho bộ rễ, thực hiện các biện pháp kỹ thuật theo quy trình hướng dẫn để cây trồng phục hồi và sinh trưởng tốt.

Trên diện tích đất đã thu hoạch cây trồng vụ Thu mùa nhưng chưa xuống giống cây vụ Đông: tiêu kiệt nước mặt ruộng, vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện, giống, phân bón khi thời tiết thuận lợi nhanh chóng giải phóng đất để sản xuất vụ Đông đảm bảo thời gian khung thời vụ.

Sau áp thấp nhiệt đới mưa tạnh, thời tiết thuận lợi các thôn tiếp tục rà soát lại diện tích, triển khai phương án và tổ chức sản xuất vụ Đông phù hợp với tình hình thực tế, điều kiện sản xuất của từng thôn với phương châm tăng tối đa diện tích cây trồng chính như rau màu vụ sớm; Mở rộng diện tích sản xuất các loại rau, màu hiệu quả kinh tế cao gắn với liên kết bao tiêu sản phẩm thông qua hợp đồng, nhất là đối tượng phục vụ chế biến...; tăng cường tìm kiếm, liên hệ với các doanh nghiệp trong và ngoài huyện, các HTX để xúc tiến, mời gọi ký kết các hợp đồng liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cây trồng vụ Đông cho nông dân.


Thực hiện tốt phòng trừ sâu bệnh bảo vệ cây trồng kịp thời, hiệu quả (đặc biệt lưu ý các loại sâu, bệnh thường phát sinh gây hại sau mưa lớn, độ ẩm cao như huyết dụ trên ngô; bệnh lở cổ rể, héo rũ, đốm mắt cua trên cây ớt; bệnh héo rũ vi khuẩn trên cây chua, bệnh thối nhũn trên rau hành chăm ...).

3.  Đối với cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm

-    Đối với mía nguyên liệu: hướng dẫn nông dân khẩn trương dựng, đắp gốc, bóc tỉa lá kết hợp phòng trừ rệp và các loại sâu bệnh hại mía. Hướng dẫn nông dân bón bổ sung phân đạm, lân, kali với liều lượng thích hợp để mía sinh trưởng, phát triển tốt, đảm bảo năng suất sản lượng mía nguyên liệu.

-    Tập trung thu hoạch nhanh, gọn đối với loại quả đã đủ tuổi thu hoạch; chỉ đạo người dân tiến hành cắt, tỉa tán, dọn vệ sinh, chằng, chống đảm bảo vững chắc, thông thoáng cho vườn cây công nghiệp, cây ăn quả để đề phòng bão lớn, lũ, ngập úng. Sau mưa, lũ, ngập úng, khẩn trương đào mương ở các mặt luống để thoát nước; xới xáo, phá váng để rễ cây được thông thoáng và triển khai các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, bón phân để phục hồi vườn cây.

-   Đồng thời, chủ động nguồn giống, vật tư để tiến hành trồng dặm hoặc trồng tái canh các diện tích cây chết.

Chủ tịch UBND giao:

*     Các Ông, bà chỉ đạo các thôn: theo phân công chỉ đạo toàn diện cần tăng cường xuống các thôn, cùng với Trưởng thôn chỉ đạo thực hiện tốt việc khắc phục thiệt hại do ảnh hưởng của mưa lớn gây ra và vận động, động viên nhân dân tập trung sản xuất trồng các loại cây trồng vụ đông trong khung thiời vụ đạt kế hoạch đề ra.

*    Giao cán bộ chuyên môn địa chính nông nghiệp, Khuyên nông viên tăng cường bán sát các thôn hướng dẫn bà con khắc phục sản xuất sau mưa lũ. hưỡng dẫn kỹ thuật trong chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho các loại cây trồng.

*    Các Ông, bà Trưởng thôn bám sát đồng ruộng chỉ đạo nhân dân khắc phục thiệt hại do ảnh hưởng của mưa lớn gây ra và vận động nhân dân tích cực sản xuất, gieo trồng các loại cây trồng vụ đông.

Yêu cầu các Ông chỉ đạo các thôn, Trưởng thôn thực hiện nghiêm túc nội dung trên. Báo cáo tình hình, tiến độ gieo trồng cây vụ đông về UBND qua đông chí Vượng công chức địa chính, đồng chí Giáp khuyến nông viên để tổng hợp báo cáo UBND UBND huyện.

 

 

Nơi nhận:

-   Như trên;

-   Thường trực: Đảng ủy, HĐND (b/c);

-   Chủ tịch, các PCT UBND (b/c);

-   Cán bộ CĐ toàn diện các thôn (t/h);

-   Ban VH, đưa tin;

-   Trang TT điện tử xã;

-   Lưu VT; ĐC.

KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

 

Phạm Phú Xuân

  

công khai TTHC